Tiếp theo chuỗi ứng dụng của công nghệ in 3D trong lĩnh vực y tế, kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc bài viết Công nghệ 3D sinh học ứng dụng để tạo ra những bộ phận cơ thể và bài viết Dự Án in 3D đa sắc màu dụng cụ ngành Nha Khoa, hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu với các bạn một ứng dụng của in 3D nữa là tạo ra trái tim mềm mại cái thể hoạt động như một trái tim thực – do nhóm các nhà khoa học Thụy Sỹ tiến hành.
Cụ thể là các nhà khoa học ở Đại học ETH, Thụy Sỹ vừa phát triển thành công một trái tim nhân tạo có thể hoạt động như tim thật, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Artificial Organs.
Khó khăn cơ bản với các sản phẩm là các bộ phận trong cơ thể người là cơ chế kim loại và nhựa khó có thể kết hợp với các mô sống trong cơ thể thực, dẫn đến tổn thương máu trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên, bằng sự dẫn dắt của NCS tiến sĩ Nicholas Cohrs đã tạo ra một trái tim đầu tiên hoàn toàn mềm mại bằng kỹ thuật in 3D, có cơ chế bơm bằng cách làm tâm thất silicon giống như tim thật.
Giữa các tâm thất của tim 3D không chỉ là một vách ngăn mà là một không gian có thể tự lấp đầy và làm xẹp để tạo áp lực như một cơn co bóp bình thường.
Phương pháp in 3D giúp tạo ra một cấu trúc bên trong phức tạp nhưng vẫn bảo đảm mềm dẻo. Cả trái tim cơ bản là một thể thống nhất, vì vậy không cần phải lo lắng về việc ăn khớp giữa các bộ phận với nhau, trừ các van tim đầu vào và đầu ra, nơi máu sẽ được bơm đến và đi.
Trong các bài kiểm tra, trái tim nhân tạo hoạt động khá tốt, đẩy các chất lỏng giống máu ngược lại với áp suất giống cơ thể tạo ra. Các bạn có thể xem video test sản phẩm ở trên.
Mặc dù nghiên cứu đã đạt được thành công tương đối, vật liệu làm trái tim này còn hạn chế, không thể chịu được quá vài ngàn lần đập. Hiện tại nó chỉ hoạt động được khoảng nửa giờ. Và đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm.