close
MÁY IN 3D

In 3D – Nghề gì “hot” nhất trong kỷ nguyên 4.0

Trước ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, những ngành nghề nào sẽ là tâm điểm của làn sóng thay đổi bộ mặt của cả thế giới?

Với tốc độ phát triển chóng mặt của mạng xã hội, sự kiện Trí thông minh nhân tạo AlphaGo của Google chiến thắng nhà vô địch thế giới trong bộ môn cờ vây hay các loại kính thực tế ảo VR/AR lần lượt ra đời, các chuyên gia kinh tế và công nghệ nhận định rằng loài người chúng ta đang trên đà tiến tới cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Industrie 4.0), cuộc cách mạng biến đổi dần thế giới thực trở thành số hóa.

Nếu như Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng 1969, khi đó các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra là bước đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc. Thì ngay lúc này đây, vào những năm đầu của thế kỷ 21, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được diễn ra. Và ngành nghề nào sẽ làm thay đổi bộ mặt của thế giới.

1. Phát triển Internet di động, điện toán đám mây và phân tích Dữ liệu lớn

Nhu cầu nhân lực có kĩ năng phân tích dữ liệu và ICT đang có tốc độ phát triển nhanh.

Những nghề nghiệp như chuyên gia phân tích dữ liệu hay nhà phát triển ứng dụng hiện tại không còn là “độc quyền” của ngành công nghệ thông tin và truyền thông mà đã trải rộng khắp các lĩnh vực khác như Tài chính và Đầu tư, Truyền thông tin tức và giải trí. Nhu cầu nhân lực có kĩ năng phân tích dữ liệu và ICT đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn 2015-2020, theo báo cáo của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Ngày nay, internet di động được người ta áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, tốc độ nhanh và sự tiện lợi của nó đã giúp con người tăng năng suất công việc. Với công nghệ điện toán đám mây, chúng ta không cần những kho lưu trữ dữ liệu cồng kềnh đầy rủi ro, phát triển được những mô hình dịch vụ trên internet một cách tiện dụng nhất.

2. In 3D và Công nghiệp xây dựng

Cũng như ngành công nghiệp xe hơi trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2, khi mà dây chuyền tự động hóa được đưa vào, nhu cầu lao động phổ thông sẽ giảm đi, thay dần vào đó là người máy thế hệ tiếp theo, những robot có thể dễ dàng xây dựng hay thậm chí in 3D ra một căn nhà trong vài ngày mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật và an toàn lao động.

Ngược lại, nghề kiến trúc sư và thiết kế nội thất thực sự có kĩ năng và sức sáng tạo lại có nhiều cơ hội, bởi vì những giới hạn của con người trong ngành xây dựng bị phá vỡ, robot có thể làm được nhiều điều không tưởng. Trong tương lai, khả năng sáng tạo của con người và sức mạnh của robot sẽ hoàn toàn làm mới bộ mặt của ngành này.

Không dừng lại ở đó, in 3D sẽ hỗ trợ con người trong hầu hết các nghành nghề, từ cơ khí chúng ta sử dụng in 3D để tạo mẫu nhanh, in 3D các chi tiết; hay in 3D trong y khoa; in 3D trong làm đẹp;…

Ngoài thì còn nhóm các ngành nghề nghiên cứu cải tiến robot và xe hơi tự hành – mảng mà các ông lớn như Google, Apple hay Facebook đều đang nhúng tay vào; Công nghệ sinh học – với hy vọng tìm ra các phương pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả hơn, xóa bỏ một số cái tên ra danh sách bệnh nan y như ung thư, HIV/AIDS,…; và dịch vụ tài chính và tầu tư vẫn sẽ là một cái tên được xướng lên trên nền công nghiệp 4.0

Rate this post

Từ khóa: in 3d